Ví dụ hàm số lượng giác dạng trắc nghiệm


Câu 1: Tập xác định của hàm số $y=2\cot x+\sin 3x$ là

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k\pi  \right\}$.
B. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi  \right\}$.
C. $D=\mathbb{R}$.
D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k2\pi  \right\}$.

Câu 2: Tập xác định của hàm số $y=\cos \sqrt{x}$ là

A. $D=\left[ 0;2\pi  \right]$B. $D=\left[ 0;+\infty  \right)$
C. $D=\mathbb{R}$D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}$

Câu 3: Tập xác định của hàm số $y=\dfrac{\cot x}{\sin x-1}$ là

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k2\pi  \right\}$.
B. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\dfrac{\pi }{2} \right\}$.
C. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k2\pi ;k\pi  \right\}$.
D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k\dfrac{\pi }{2} \right\}$.

Câu 4: Tập xác định của hàm số $y=\dfrac{\tan x}{\sin x-1}$ là

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k2\pi  \right\}$.
B. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\dfrac{\pi }{2} \right\}$.
C. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k\pi  \right\}$.
D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{4}+k\dfrac{\pi }{2} \right\}$.

Câu 5: Tập xác định của hàm số $y=\dfrac{1}{\sqrt{2-\cos 6x}}$ là

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi  \right\}$.
B. $D=\mathbb{R}$.
C. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{4}+k\pi ;\dfrac{\pi }{2}+k\pi  \right\}$.
D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{4}+k\pi  \right\}$.

Câu 6: Hàm số $y=\sin x+\tan 2x$ là

A. hàm số lẻ.B. hàm số chẵn.
C. hàm số vừa chẵn, vừa lẻ.D. hàm số không chẵn, không lẻ.

Câu 7: Hàm số $y=\left| x \right|\cos 2x$ là

A. hàm số vừa chẵn, vừa lẻ.   B. hàm số không chẵn, không lẻ.
C. hàm số chẵn.D. hàm số lẻ.

Câu 8: Hàm số nào là hàm số lẻ trong các hàm số sau?

A. $y=\sqrt{\sin x}$.B. $y=\dfrac{\cot x}{\cos x}$.
C. $y={{\sin }^{2}}x$.D. $y=\dfrac{\tan x}{\sin x}$.

Câu 9: Xét hai mệnh đề

(I)   Hàm số $y=\tan x+\cos x$ là hàm số lẻ.

(II)  Hàm số $y=\tan x+\sin x$ là hàm số lẻ.

Mệnh đề nào sai?

A. Chỉ (I) sai.B. Chỉ (II) sai.
C. Cả 2 sai.D. Không có mệnh đề sai.

Câu 10: Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số $y=4\sqrt{\sin x+3}-1$ lần lượt là

A. $\sqrt{2}$ và $2$B. $2$ và $4$
C. $4\sqrt{2}$ và $8$D. $4\sqrt{2}-1$ và $7$

Câu 11: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số sau $y=3-2{{\cos }^{2}}3x$ là:

A. $\min y=1$,$\max y=2$B. $\min y=1$,$\max y=3$
C. $\min y=2$,$\max y=3$D. $\min y=-1$,$\max y=3$

Câu 12: Giá trị nhỏ nhất của hàm số $y={{\sin }^{2}}x-4\sin x-5$ là

A. $-20$.B. $-8$.
C. $0$.D. $9$.

Câu 13: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=3\sin x+4\cos x+1$ là

A. $\max y=6$, $\min y=-2$.B. $\max y=4$, $\min y=-4$.
C. $\max y=6$, $\min y=-4$.D. $\max y=6$, $\min y=-1$.

Câu 14: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=4\sin 6x+3\cos 6x$ là

A. $\min y=-5$, $\max y=5$.B. $\min y=-4$, $\max y=4$.
C. $\min y=-3$, $\max y=5$.D. $\min y=-6$, $\max y=6$.

Câu 15: Giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số $y={{\sin }^{2}}x+2\sin x-3$ lần lượt là:

A. $-6$ và $0$B. $-4$ và $0$
C. $-6$ và $-4$D. $-3$ và $1$

Câu 16: Giá trị lớn nhất của hàm số $y=2{{\cos }^{2}}x-\sin 2x+5$ là:

A. $6+\sqrt{2}$B. $6-\sqrt{2}$
C. $\sqrt{2}$D. $-\sqrt{2}$

Câu 17: Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số $y=\dfrac{\sin x+2\cos x+1}{\sin x+\cos x+2}$

A. $M=-2$B. $M=-3$
C. $M=3$D. $M=1$

Câu 18: Chu kì của hàm số $y=\sin \left( \dfrac{x}{3}+\dfrac{\pi }{6} \right)$ là

A. $\dfrac{1}{2}$.B. $\dfrac{\pi }{3}$.
C. $\dfrac{2\pi }{3}$.D. $6\pi $.

Câu 19: Chu kì của hàm số sau $y=\sin 3x+2\cos 2x$ là

A. ${{T}_{0}}=2\pi $.B. ${{T}_{0}}=\dfrac{\pi }{2}$.
C. ${{T}_{0}}=\pi $.D. ${{T}_{0}}=\dfrac{\pi }{4}$.

Câu 20: Chu kì của hàm số $y=3{{\sin }^{2}}x+1$ là:

A. ${{T}_{0}}=2\pi $.B. ${{T}_{0}}=\dfrac{\pi }{2}$.
C. ${{T}_{0}}=\pi $.D. ${{T}_{0}}=\dfrac{\pi }{4}$.

Câu 21: Hàm số $y=\tan {{x}^{2}}$ tuần hoàn với chu kì

A. $T={{\pi }^{2}}$. B. $T=\sqrt{\pi }$.
C. $T=\pi $.D. Hàm số không tuần hoàn

Câu 22: Đồ thị trong hình vẽ dưới đây là của hàm số nào?

ham-so-luong-giac-01
A. $y=\cos 3x$.B. $y=3\cos 3x$.
C. $y=-3\cos 6x$.D. $y=-3\cos 3x$.

Câu 23: Đồ thị trong hình vẽ dưới đây là của hàm số nào?

ham-so-luong-giac-02
A. $y=\sin 2x$.B. $y=\sin 3x$.
C. $y=\cos 2x$.D. $y=\cos 3x$.

Câu 24: Hàm số: $y=\sqrt{3}+2\cos x$ tăng trên khoảng:

A. $\left( -\dfrac{\pi }{6};\dfrac{\pi }{2} \right)$.B. $\left( \dfrac{\pi }{2};\dfrac{3\pi }{2} \right)$.
C. $\left( \dfrac{7\pi }{6};2\pi  \right)$.D. $\left( \dfrac{\pi }{6};\dfrac{\pi }{2} \right)$.

Câu 25: Hàm số nào dưới đây đồng biến trên khoảng $\left( \dfrac{\pi }{2};\dfrac{3\pi }{2} \right)$?

A. $y=\sin x$.B. $y=\cos x$.
C. $y=\cot x$.D. $y=\tan x$.
Bình luận

Để lại bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error

Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ cho mọi người biết với nhé

Follow by Email57
Facebook314
Twitter112
YouTube1k
YouTube
WhatsApp20
Chuyển đến thanh công cụ