Trên đường tròn lượng giác, gọi M(x,y) là điểm biểu diễn cho cung (góc) lượng giác $\alpha$. Khi đó:
$\sin\alpha=y$ | $ \cos\alpha=x$ |
$ \tan\alpha=\dfrac{\sin\alpha}{\cos\alpha}$ | $ \cot\alpha=\dfrac{\cos\alpha}{\sin\alpha}$ |
Dạng: $y=\sin x$
Tập xác định: $D=\mathbb R$
Tập giá trị: $T=[-1;1]$ (tức là $-1\leq \sin x \leq 1$ )
Tính chẵn lẻ: Là hàm số lẻ, nghĩa là $\sin (-x)=-\sin x$
Tính tuần hoàn: là hàm số tuần hoàn chu kì $2\pi$, nghĩa là $\sin (x+k2\pi)=\sin x$
Sự biến thiên: Hàm số $y=\sin x$ đồng biến trên $\left(-\dfrac{\pi}{2};\dfrac{\pi}{2}\right)$ và nghịch biến trên $\left(\dfrac{\pi}{2};\dfrac{3\pi}{2}\right)$
Do đó nếu xét trên $\mathbb R$ thì hàm số đồng biến trên $\left(-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi;\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\right)$ và nghịch biến trên $\left(\dfrac{\pi}{2}+k2\pi;\dfrac{3\pi}{2}+k2\pi\right)$
Đồ thị:
Dạng: $y=\cos x$
Tập xác định: $D=\mathbb R$
Tập giá trị: $T=[-1;1]$ (tức là $-1\leq \cos x \leq 1$ )
Tính chẵn lẻ: Là hàm số chẵn, nghĩa là $ \cos (-x)=\cos x$
Tính tuần hoàn: là hàm số tuần hoàn chu kì $2\pi$, nghĩa là $ \cos (x+k2\pi)= \cos x$
Sự biến thiên: Hàm số $y=\cos x$ nghịch biến trên $(0;\pi)$ và đồng biến trên $(\pi;2\pi)$
Do đó nếu xét trên $\mathbb R$ thì hàm số nghịch biến trên $(k2\pi;\pi+k2\pi)$ và đồng biến trên $(\pi+k2\pi;2\pi+k2\pi)$
Đồ thị:
Dạng: $y=\tan x$
Tập xác định: $D=\mathbb R\setminus \left\{\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\right\}$
Tập giá trị: $T=\mathbb R$
Tính chẵn lẻ: Là hàm số lẻ, nghĩa là $\tan (-x)=-\tan x$
Tính tuần hoàn: là hàm số tuần hoàn chu kì $\pi$, nghĩa là $\tan (x+k\pi)=\tan x$
Sự biến thiên: Hàm số $y=\tan x$ đồng biến trên $\left(-\dfrac{\pi}{2};\dfrac{\pi}{2}\right)$
Do đó nếu xét trên tập xác định thì hàm số đồng biến trên $\left(-\dfrac{\pi}{2}+k\pi;\dfrac{\pi}{2}+k\pi\right)$
Đồ thị
Dạng: $y=\cot x$
Tập xác định: $D=\mathbb R \setminus \{k\pi\}$
Tập giá trị: $T=\mathbb R$
Tính chẵn lẻ: Là hàm số lẻ, nghĩa là $\cot (-x)=-\cot x$
Tính tuần hoàn: là hàm số tuần hoàn chu kì $\pi$, nghĩa là $\cot (x+k\pi)=\cot x$
Sự biến thiên: Hàm số $y=\cot x$ nghịch biến trên $(0;\pi)$
Do đó nếu xét trên tập xác định thì hàm số nghịch biến trên $(k\pi;\pi+k\pi)$
Đồ thị:
Ví dụ 1: Tìm tập xác định của hàm số
a) $y=\dfrac{3\cos x+1}{\sin x -1}$
b) $y=\tan \left(3x – \dfrac{\pi}{4}\right)$
Giải:
a) $y=\dfrac{3\cos x+1}{\sin x -1}$
Điều kiện:
$\sin x -1 \neq 0$
$ \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{2}+k2\pi$
Vậy: $D=\mathbb R \setminus \left \{\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\right\}$
b) $y=\tan \left(3x – \dfrac{\pi}{4}\right)$
Điều kiện:
$3x-\dfrac{\pi}{4} \neq \dfrac{\pi}{2}+k\pi$
$\Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{4}+\dfrac{k\pi}{3}$
Vậy: $D=\mathbb R \setminus \left\{ \dfrac{\pi}{4}+\dfrac{k\pi}{3} \right\}$
Ví dụ 2: Xét tính chẵn lẻ của hàm số: $f(x)=\dfrac{2\sin x}{\cos x+3}$
Giải:
Tập xác định: $D=\mathbb R$
$\forall\,x \in D \Rightarrow -x\in D$ và:
$\begin{align}f(-x)&=\dfrac{2\sin (-x)}{\cos (-x)+3}\\&=\dfrac{-2\sin x}{\cos x+3}=-f(x)\end{align}$
Vậy hàm số đã cho là hàm số lẻ
Ví dụ 3: Tìm GTLN – GTNN của hàm số:
a) $y=3\sin x -1$
b) $y=5-2\ cos^2 (2x)$
c) $y=\sqrt{1-2\sin (3x)}$
Giải:
a) $y=3\sin x -1$
Ta có:
$\begin{matrix} -1 &\leq &\sin x &1\\ -3 &\leq&3\sin x&\leq 3\\ -4&\leq&3\sin x-1&\leq2\end{matrix}$
Vậy:
$\min y=-4$ khi $\sin x=-1$
$\max y=2$ khi $\sin x=1$
b) $y=5-2\ cos^2 (2x)$
Ta có:
$\begin{matrix} &0 & \leq &cos^2 (2x) &\leq& 1\\ \Leftrightarrow &0 &\geq& -2\cos^2 (2x)&\geq&-2\\ \Leftrightarrow &5&\geq &5-2\cos^2 (2x)&\geq &3\end{matrix}$
Vậy:
$\min y=3$ khi $\cos^2 (2x)=1$
$\max y=5$ khi $\cos^2 (2x) = 0 $
c) $y=\sqrt{1-2\sin (3x)}$
Điều kiện:
$1-2\sin (3x) \geq 0 \Leftrightarrow \sin (3x) \leq \dfrac{1}{2}$
Do đó:
$\begin{matrix}-1&\leq& \sin (3x)&\leq&\dfrac{1}{2}\\ \Leftrightarrow 2&\geq&-2\sin (3x)&\geq&-1\\ \Leftrightarrow 3&\geq&1-2\sin (3x)&\geq&0\\ \Leftrightarrow \sqrt{3}&\geq&\sqrt{1-2\sin (3x)}&\geq&0\end{matrix}$
Vậy:
$\min y=0$ khi $\sin (3x)=\dfrac{1}{2}$
$\max y=\sqrt{3}$ khi $\sin (3x) =-1$