Học toán online miễn phí với bài giảng “Phép tịnh tiến” của thầy Đăng – giáo viên Toán THPT Nguyễn Thái Bình.
Hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm dưới đây để có cơ hội nhận quà nhé
Hạn cuối để hoàn thành bài tập trắc nghiệm: chưa cập nhật
Chúc các em học hiệu quả ^_^
Mục lục
Video bài giảng: Phép tịnh tiến
Phép biến hình
Định nghĩa: Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M trong mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
- Nếu kí hiệu phép biến hình đó là F thì ta viết : M’=F(M)
- Điểm M’ được gọi là ảnh của M qua phép biến hình F
- Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó được gọi là phép đồng nhất
Phép tịnh tiến
Định nghĩa phép tịnh tiến
Trong mặt phẳng, cho véctơ \(\overrightarrow{v}\). Phép biến hình biến mỗi điểm M thành duy nhất điểm M' sao cho \(\overrightarrow{MM'}=\overrightarrow{v}\) được gọi là phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow{v}\). Ký hiệu \(T_{\overrightarrow{v}}\)

Ta viết: \(M’=T_{\overrightarrow v}(M)\) (hoặc viết \(M\;\xrightarrow{T_{\overrightarrow v}}\;M’\)) và gọi M’ là ảnh của M qua \(T_{\overrightarrow v}\)
Tính chất:
- Tính chất 1: Gọi M’, N’ là ảnh của M, N qua \(T_{\overrightarrow v}\). Khi đó: \(\overrightarrow{M’N’}=\overrightarrow{MN}\) nên \(M’N’=MN\)
- Tính chất 2: Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính,…
Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
Trong mặt phẳng Oxy, cho \(\overrightarrow v,\; M'(x’,y’)\) là ảnh của \(M(x,y)\) qua \(T_{\overrightarrow v}\). Khi đó:
\(\begin{cases}x'=x+a\\y'=y+b\end{cases}\)
Ví dụ 1: Trong mặt phẳng Oxy, cho \(\overrightarrow v=(2;-1)\). Ảnh của điểm \(M(3;5)\) qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow v\) là điểm M’ có tọa độ :
\(\begin{cases}x’=3+2\\y’=5-1\end{cases}\)Vậy \(M'(5;4)\)
Ví dụ 2: Xác định ảnh (C’) của đường tròn \((C):\;(x-1)^2+(y+2)^2=5\) qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow{v}=(2;3)\)
Giải:
(C) có tâm \(I(1;-2)\), bán kính \(R=\sqrt{5}\)
Ảnh của \(I\) qua \(T_{\overrightarrow v}\) là \(I'(3;1)\) và cũng là tâm của đường tròn (C’).
Ngoài ra, bán kính của (C’) là: \(R’=R=\sqrt{5}\)
Vậy \((C’):\;(x-3)^2+(y-1)^2=5\)
Ví dụ 3: Xác định ảnh \(\Delta’\) của đường thẳng \(\Delta:\;2x-y+1=0\) qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow v=(3;2)\)
Giải:
Lấy điểm \(M(x_o;y_o)\in \Delta\) tùy ý
Gọi \(M'(x_o’;y_o’)=T_{\overrightarrow v}(M)\)
Khi đó ta có:
\(\begin{cases}x_o=x_o’-3\\y_o=y_o’-2\end{cases}\)Do \(M\in\Delta\) nên:
\(\begin{aligned}&2x_o-y_o+1=0\\ \Leftrightarrow &2(x_o’-3)-(y_o’-2)+1=0\\ \Leftrightarrow & 2x_o’-y_o’-3=0\end{aligned}\)Vậy \(\Delta’:\;2x-y-3=0\)
Bài tập ví dụ
Video sửa ví dụ:
Bài tập trắc nghiệm: Phép tịnh tiến
This quiz is for logged in users only.
Video sửa bài tập trắc nghiệm: https://youtu.be/9UrbqeSDytE
Tài liệu
Kênh youtube của thầy Đăng: https://www.youtube.com/channel/UCpoJyskCvudoIcY_xJIwxSg
Bạn nào có thắc mắc hay góp ý gì xin hãy để lại bình luận dưới đây nhé