Phần 2: Phép quay

Học toán online miễn phí với bài giảng “Phép quay” của thầy Đăng – giáo viên Toán THPT Nguyễn Thái Bình.

Hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm dưới đây để có cơ hội nhận quà nhé

Hạn cuối để hoàn thành bài tập trắc nghiệm: chưa cập nhật

Chúc các em học hiệu quả ^_^

Mục lục

Video bài giảng: Phép quay

Định nghĩa

Cho điểm O và góc lượng giác \(\alpha\). Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ thỏa mãn điều kiện:

\begin{cases}OM’=OM\\ (OM,OM’)=\alpha\end{cases}

được gọi là phép quay tâm O, góc quay \(\alpha\), kí hiệu: \(Q_{(O;\alpha)}\)

phep-quay

Ta viết: $M’=Q_{(O;\alpha)}(M)$ và nói M’ là ảnh của M qua \(Q_{(O;\alpha)}\)

Nhận xét:

  • Phép quay góc \(\alpha=k2\pi\) là phép đồng nhất
  • Phép quay góc \(\alpha=\pi+k2\pi\) là phép đối xứng tâm

Tính chất của phép quay

Tính chất 1: Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. Tức là nếu gọi M’, N’ là ảnh của M, N qua phép quay, thì ta có: \(M’N’=MN\)

Tính chất 2: Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng, đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, tia thành tia, góc thành góc bằng nó, tam giác thành tam giác bằng nó, đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính…

Lưu ý: Nếu góc quay là \(\alpha+k\pi\) \(\left(\text{với} -\dfrac{\pi}{2}\leq \alpha \leq \dfrac{\pi}{2}\right)\) thì qua phép quay, biến đường thẳng d thành đường thẳng d’ hợp với d một góc là \(|\alpha|\)

Biểu thức tọa độ

Gọi \(M'(x’;y’)\) là ảnh của điểm \(M(x;y)\) qua phép quay tâm \(O(0;0)\) góc quay \(\alpha\) thì ta có:

$\begin{cases}x’=x\cos\alpha-y\sin\alpha\\y’=x\sin\alpha+y\cos\alpha\end{cases}$

Đặc biệt:

  • Nếu \(\alpha=90^o\) thì \(\begin{cases}x’=-y\\y’=x\end{cases}\)
  • Nếu \(\alpha=-90^o\) thì \(\begin{cases}x’=y\\y’=-x\end{cases}\)

Ví dụ 1: Ảnh của điểm \(A(3;-5)\) qua phép quay tâm O góc quay \(\alpha\) là điểm \(A'(5;3)\)

Ví dụ 2: Viết phương trình ảnh d’ của đường thẳng \(d:2x-3y+1=0\) qua phép quay \(Q_{(O;90^o)}\)

Giải:

Lấy điểm \(M(x_o;y_o)\) là một điểm tùy ý trên d

Gọi \(M'(x’_o;y’_o)\) là ảnh của M qua \(Q_{O;90^o)}\)

Khi đó: \(\begin{cases}x_o=y’_o\\y_o=-x’_o\end{cases}\)

Do \(M\in d\) nên ta có:

$2x_o-3y_o+1=0$

$ \Leftrightarrow 2y’_o-3(-x’_o)+1=0$

$ \Leftrightarrow 3x’_o+2y’_o+1=0$

Vậy \(d’:3x+2y+1=0\)

Ví dụ 3: Viết phương trình (C’) là ảnh của \((C):(x+1)^2+(y-2)^2=5\) qua \(Q_{O;90^o)}\)

Giải:

Lấy điểm \(M(x_o;y_o)\) là một điểm tùy ý trên (C)

Gọi \(M'(x’_o;y’_o)\) là ảnh của M qua \(Q_{O;90^o)}\)

Khi đó: \(\begin{cases}x_o=y’_o\\y_o=-x’_o\end{cases}\)

Do \(M\in (C)\) nên ta có:

$(C):(x_o+1)^2+(y_o-2)^2=5$

$ \Leftrightarrow (y’_o+1)^2+(-x’_o-2)^2=5$

$ \Leftrightarrow (x’_o+2)^2+(y’_o+1)^2=5$

Vậy \((C’):(x+2)^2+(y+1)^2=5\)

Ví dụ 4: viết phương trình (C’) là ảnh của \((C):x^2+y^2-2x+8y-1=0\) qua \(Q_{(O;-90^o)}\)

Giải:

Lấy điểm \(M(x_o;y_o)\) là một điểm tùy ý trên (C)

Gọi \(M'(x’_o;y’_o)\) là ảnh của M qua \(Q_{O;-90^o)}\)

Khi đó: \(\begin{cases}x_o=-y’_o\\y_o=x’_o\end{cases}\)

Do \(M\in (C)\) nên ta có:

$(C):x_o^2+y_o^2-2x_o+8y_o-1=0$

$ \Leftrightarrow (-y’_o)^2+(x’_o)^2-2(-y’_o)+8x’_o-1=0$

$ \Leftrightarrow (x’_o)^2+(y’_o)^2+8x’_o+2y’_o-1=0$

Vậy \((C’):x^2+y^2+8x+2y-1=0\)

Bài tập ví dụ

Video sửa ví dụ:

Bài tập trắc nghiệm trực tiếp

This quiz is for logged in users only.


Video sửa bài tập trắc nghiệm

Xem tại: https://youtu.be/pBJEwyIPf0o

Tài liệu

Kênh youtube của thầy Đăng: https://www.youtube.com/channel/UCpoJyskCvudoIcY_xJIwxSg

1 bình luận về “Phần 2: Phép quay”

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error

Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ cho mọi người biết với nhé

Follow by Email57
Facebook314
Twitter112
YouTube1k
YouTube
WhatsApp20